Đồ dùng, vật dụng nên và không nên rửa bằng máy rửa chén

Admin
Th 7 06/06/2020
Nội dung bài viết
Máy rửa chén giúp chị em không còn phải chật vật dọn dẹp, dọn rửa sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là những buổi liên hoan, tiệc tùng. Nhưng không phải bất cứ dụng cụ, xoong nồi, chén đĩa nào cũng có thể cho vào máy rửa chén. Hãy cùng Khánh Vy home tổng hợp những thứ nên và không nên rửa bằng chiếc máy này nhé!

Có thể dùng máy rửa chén để làm sạch xoong nồi không?

Câu trả lời cho câu hỏi này là “Có”. Bạn hoàn toàn có thể dùng chiếc máy rửa chén để rửa xoong nồi, thay vì chỉ rửa chén đĩa. Tuy nhiên, không phải loại nồi nào cũng rửa bằng máy này được. Vì nồi được làm bằng những chất liệu khác nhau. Ngoài ra, dung tích của máy cũng ảnh hưởng tới việc có rửa được nồi hay không.

Loại nồi nào có thể rửa với máy rửa chén?

Nồi gang hoặc thép

Máy rửa chén sử dụng áp lực nước và khí nóng để làm sạch và khô dụng cụ. Chất liệu gang, thép dễ bị tác động, dẫn tới gỉ sét và mất đi lớp bảo vệ. Bạn nên rửa nồi gang, thép bằng tay theo kiểu truyền thống.

 

Không rửa nồi gang bằng máy rửa chén
Không rửa nồi gang bằng máy rửa chén

 

Nồi, chảo không dính

Nếu nhà sản xuất nồi, chảo khuyến cáo bạn có thể rửa bằng máy rửa chén, thì việc dùng chiếc máy này xử lý vết bẩn xoong nồi không dính sẽ an toàn. Trường hợp, không có khuyến cáo từ phía nhà sản xuất, tốt hơn hết bạn nên rửa bằng tay để không bị mất lớp chống dính nhé.

Nồi, chảo nhôm

Tương tự như với nồi chảo chống dính, bạn có thể rửa chúng với máy rửa chén nếu nhà sản xuất có đưa ra khuyến cáo. Nếu không, bạn nên rửa theo cách truyền thống để giảm tình trạng bị xây xước.

Nồi, chảo bằng thép không gỉ

Với chất liệu này, bạn hoàn toàn có thể cho xoong, nồi của mình vào máy rửa chén. Chỉ cần lưu ý, không nên để qua gần các đồ vật dễ vỡ hoặc trầy xước. 

Nồi đồng

Chất liệu này không thường được dùng để làm nồi, chảo. Nhưng nếu có một chiếc nồi đồng, thì lời khuyên dành cho bạn là không nên cho nó vào máy rửa chén nhé vì nó sẽ bị xỉn màu, không còn bóng đẹp.

Dung tích máy bao nhiêu cho phép bạn rửa xoong, nồi?

Những mẫu máy có dung tích dành cho 6 bộ chén đĩa, bạn chỉ nên cho nồi nhỏ vào rửa. Và lời khuyên của chúng tôi ở đây là không nên rửa nồi với chiếc máy có dung tích này, để đảm bảo tuổi thọ máy và chất lượng nồi.
 

 

Không nên rửa xoong nồi với máy rửa chén dung tích nhỏ
Không nên rửa xoong nồi với máy rửa chén dung tích nhỏ

 

Đối với những máy cho phép rửa 8 bộ trở lên, và có chia ngăn, bạn có thể có nồi, chảo vào rửa nhưng cần sắp xếp hợp lý, tránh bị va đập, gần với những đồ vật dễ vỡ.
Nếu bạn có một chiếc máy với dung tích từ 12 bộ chén đĩa trở lên, việc rửa nồi, chảo là hoàn toàn có thể, thậm chí là rửa những xoong nồi lớn.

Máy rửa chén làm sạch xoong, nồi như thế nào?

Máy rửa chén sử dụng nguyên lý cơ bản, giống như khi đồ dùng nhỏ như chén đĩa để làm sạch xoong nồi. 

  • Xoong nồi được cho vào khay rửa, nước được làm nóng và xả vào khay, hòa cùng với chất tẩy rửa. Nước sẽ được phun qua vòi phun với áp lực nước lớn. Dầu mỡ sẽ được cuốn trôi khỏi nồi, chảo.

  • Sau khi rửa, nước sẽ còn đọng lại trên xoong nồi. Nếu cứ để như vậy sẽ hình thành môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Máy rửa chén sẽ sử dụng chức năng sấy khô bằng khí nóng để làm khô ráo nồi, chảo và giúp tiệt trùng ở mức tối đa.

Lưu ý khi dùng máy này rửa nồi, chảo

- Bạn sắp xếp các dụng cụ nấu này ở khay, kệ cuối cùng của máy, và tránh xa những đồ vật dễ vỡ.
- Nồi chảo trên kệ cần úp xuống để giảm tối đa lượng nước đọng lại.
- Trước khi cho vào khay rửa, bạn nên loại bỏ tối đa các thức ăn thừa còn sót để tăng hiệu quả làm sạch tối đa của máy.
- Sau 10 phút khi chu trình rửa của máy kết thúc, bạn mới nên lấy nồi, xoong ra ngoài vì lúc này chúng đã nguội, không còn hơi khí nóng.

Những đồ dùng nên và không nên rửa bằng máy rửa chén

Đồ nhựa

Về cơ bản, những đồ dùng bằng nhựa không nên cho vào máy rửa chén đĩa. Nguyên nhân là do máy sử dụng nước nóng, hơi nóng để làm sạch và sấy khô. Vì thế, chất lượng nhựa sẽ dần giảm đi, thậm chí có thể gây không tốt cho sức khỏe của người sử dụng. 

 

Hầu hết đồ dùng bằng nhựa không nên rửa bằng máy rửa chén
Hầu hết đồ dùng bằng nhựa không nên rửa bằng máy rửa chén

 

Tuy nhiên, với một số loại nhựa như polypropylene hay polyethylene mật độ thấp, hoặc cao đều có thể dùng với máy rửa chén. Và nó khá an toàn cho sức khỏe người dùng.
Riêng với đồ dùng, vật dụng làm từ nhựa tái chế  thì tuyệt đối không cho vào máy rửa chén nhé. Ngoài ra, đồ dùng nhựa nhưng đã bị trầy xước cũng không nên dùng với chiếc máy này vì có thể khiến cho tình trạng xước nặng hơn và tích tụ bụi bẩn trong vết xước.
Khi rửa với máy rửa chén, đồ dùng bằng nhựa nên để ở khay trên cùng, tránh xa phần dưới máy vì đây là vị trí của bộ phận nhiệt,làm nóng, sẽ khiến cho vật dụng của bạn nóng, và biến dạng.

Chảo chống dính

Phần lớn các dụng cụ nấu có lớp chống dính được khuyến cáo không nên dùng với máy rửa chén đĩa. Nước nóng, khí nóng sẽ làm cho lớp chống dính bị bong ra. Với chảo chống dính, bạn nên làm sạch theo cách truyền thống, cọ rửa nhẹ nhàng.

Khay lò nướng

Nếu chỉ đơn giản là làm sạch vỉ nướng, khay nướng khỏi bụi bẩn, bạn có thể dùng với máy rửa chén. Nhưng nếu rửa sau khi nướng với lượng thực phẩm bị bám, cháy khét thì hiệu quả của máy rửa chén đem lại không cao. Bạn chỉ có thể loại bỏ hoàn toàn vết bẩn này bằng cách rửa truyền thống mà thôi.

Nồi áp suất

Nhiều loại nồi áp suất khá cồng kềnh với nhiều phụ kiện so với nồi thông thường. Bạn sẽ khó làm sạch nó nếu như không tỉ mẩn cọ rửa bằng tay. 
Đồ dùng bằng gỗ
Một số đồ dùng như thớt gỗ, đũa, thìa, đĩa được làm từ gỗ không nên cho vào máy rửa chén. Nước nóng và hơi nóng sẽ làm thay đổi cấu trúc của chúng, có thể gây phồng, nứt.

 

Không nên rửa đồ gỗ với máy rửa chén
Không nên rửa đồ gỗ với máy rửa chén

 

Các loại dao 

Với những loại dao lớn và dài bạn không nên rửa với máy vì có thể gây ra va đập, làm vỡ hoặc trầy xước những đồ dùng khác.

Đồ thủy tinh, pha lê

Nếu máy của bạn có chế độ rửa đồ thủy tinh, bạn hoàn toàn có thể dùng chế độ này để làm sạch những ly chén thủy tinh, pha lê quý giá của mình. Nếu không, đừng mạo hiểm vì hoạt động của máy sẽ làm nứt vỡ chúng đấy.

Đồ bằng vàng

Một số đồ dùng, vật dụng làm bằng vàng, mạ vàng, nếu cho vào máy có thể ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của chúng. Vì thế tốt hơn hết, bạn nên làm sạch nó bằng đôi bàn tay của mình.

Bình sữa trẻ em

Bạn có thể rửa bình sữa trẻ em với máy rửa chén nhưng cần làm đúng quy trình:

  • Tháo rời các bộ phận của bình, làm sạch qua từng bộ phận dưới vòi nước.

  • Cho vào máy rửa và thực hiện quy trình rửa bằng máy như thông thường.

  • Rửa tay xà phòng trước khi lấy bình sữa ra khỏi máy rửa chén.

  • Dùng khăn lau làm khô lại lần nữa.

Mặc dù là trợ thủ đắc lực cho chị em nội trợ, giảm thời gian công việc bếp núc, nấu nướng, dọn dẹp, nhưng máy rửa chén bát không thể giải quyết hoàn toàn mọi vấn đề. Nước nóng, khí nóng cũng như chất tẩy rửa sẽ làm giảm chất lượng của một số đồ dùng, dụng cụ. Vì thế, bạn cần biết rõ loại đồ dùng, vật dụng nên và không nên rửa bằng máy rửa chén.
Để có thêm những thông tin hữu ích trong sử dụng máy rửa chén, hãy thường xuyên ghé thăm website của Khánh Vy home. Nếu bạn đang cần tìm một chiếc máy cho gia đình mình, tham khảo ngay các mẫu máy tại website hoặc trực tiếp tại showroom của Khánh Vy home nhé.

 

Xem thêm: Một chu trình của máy rửa chén kéo dài bao lâu?

Đánh giá Đồ dùng, vật dụng nên và không nên rửa bằng máy rửa chén

Xin chia sẻ cảm nhận của bạn về bài viết

Viết bình luận



Nội dung bài viết
So sánh (0)
Thu gọn
Đóng
Bếp điện từ Bếp Gas Máy hút mùi Máy lọc không khí Chậu rửa chén Vòi rửa chén Lò vi sóng Lò nướng Máy rửa chén Máy hút bụi Máy lọc nước Máy nước nóng Quạt trần Máy làm mát Phụ kiện tủ bếp Phụ kiện tủ quần áo Thiết bị phòng tắm Khóa điện tử Két sắt Máy giặt Máy sấy Phụ kiện đồ gỗ Phụ kiện nhôm kính Máy hút mùi Bàn cầu Chậu lavabo Vòi lavabo Tủ lavabo Sen tắm Gương phòng tắm
Xem tất cả nhóm hàng