Cách chữa quần áo bị cháy như thế nào hiệu quả
Admin
Th 7 06/06/2020
Nội dung bài viết
Nếu không cẩn thận, lỡ ủi đồ bị cháy? Thì có cách nào chữa được không? Bạn đừng vội lo lắng, vào đây xem ngay cách chữa.
Bài viết này hướng dẫn bạn cách chữa quần áo bị cháy trên các loại vải khác nhau như bông, nỉ, lụa, sợi hóa học… Bạn chỉ cần sử dụng một số nguyên liệu đơn giản như muối, xút, khăn, bàn ủi… để loại bỏ hoặc giảm bớt vết cháy trên quần áo. Hãy cùng Khánh Vy Home tìm hiểu chi tiết.
Cách chữa quần áo bị cháy nhanh, hiệu quả
Cách chữa quần áo bị cháy theo màu sắc
Cách chữa quần áo bị cháy - quần áo màu trắng
Khi ủi đồ bị cháy, bạn có thể sử dụng phương pháp này. Đây là cách cực kì hiệu quả chỉ với những dụng cụ đơn giản và dễ tìm. Để thực hiện, bạn chỉ cần tìm mua oxy già hoặc dung dịch amoniac. Các bước làm như sau:
Cách xử lý quần áo màu trắng bị ủi cháy
Bước 1: Đầu tiên, bạn sử dụng amoniac hoặc oxy già chấm lên các vết cháy. Bạn hãy giữ yên các vết đó trong tầm 1 phút.
Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy xả lại bằng nước sạch cho hết oxy già (amoniac), bạn vò nhẹ nhàng. Nếu làm xong mà vẫn chưa sạch vết cháy hoàn toàn, bạn có thể quay lại bước 1 lần nữa, rồi xả lại bằng nước sạch.
Lưu ý: Ở bước 2, bạn cần phải xả nước cho thật sạch. Bởi vì nếu trên vải còn sót lại oxy già hay amoniac, thì sợi vải rất dễ bị sờn, bị mục, không bền.
Cách xử lý quần áo bị là cháy - quần áo màu khác
Nếu bạn có quần áo có màu (không phải màu trắng) bạn không thể dùng oxy già hoặc amoniac được, vì nó sẽ làm cho quần áo mất màu. Tình huống này, bạn sẽ sử dụng giấm trắng, để xử lý quần áo bị là cháy. Giấm trắng có thể sử dụng cho quần áo màu mà bạn không cần lo lắng, vì nó không gây hại cho da và chất liệu vải. Cụ thể thực hiện như sau:
Cách chữa quần áo bị cháy có màu
Bước 1: Trước tiên, bạn hãy chuẩn một chiếc khăn hoặc vải trắng, giấm. Bạn chấm khăn vào giấm và chà nhẹ lên bề mặt vết cháy. Bạn sẽ quan sát thấy hiệu quả khi vết cháy xém nhạt dần.
Bước 2: Bạn tiếp tục chà cho đến khi thấy vết bẩn được sạch hoàn toàn. Sau đó, bạn giặt áo lại thật kỹ với nước sạch để cho mất mùi giấm, vậy là hoàn thành!
Cách chữa quần áo bị cháy theo loại vải
Cách chữa quần áo bị cháy dành cho vải bông
Quần áo có chất liệu từ sợi bông rất phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt là các loại đồ cho trẻ em, hay các áo thun. Chất liệu này có khả năng thấm hút mồ hôi cao và rất thoáng mát. Tuy ứng dụng rộng rãi, nhưng khi bạn sử dụng loại vải này, cần cẩn thận bảo quản, điển hình là khi là ủi.
Còn nếu không may, bạn lỡ ủi chiếc áo sợi bông bị cháy thì cũng đừng quá hoang mang, hãy bình tĩnh thực hiện các bước khắc phục ngay sau đây:
Bước 1: Trước tiên bạn hãy chuẩn bị muối hạt. Sau đó, bạn hãy rắc ngay vào vết cháy, bạn đem chà nhẹ nhàng ngay chỗ quần áo bị cháy, mục đích là để cho muối thấm vào sợi bông.
Bước 2: Bạn đừng vội xả với nước ngay, lúc này hãy đem áo ra phơi ra ánh nắng mặt trời khoảng vài phút. Bạn hãy nhớ là quay chỗ bị cháy ra nắng nhé.
Bước 3: Cuối cùng, bạn giặt nhẹ lại với nước cho thật sạch là xong.
Cách chữa quần áo bị cháy dành cho vải nỉ
Cách chữa quần áo bị cháy dành cho chất liệu vải nỉ
Các loại áo thường sử dụng vải nỉ làm chất liệu có thể kể đến như: hoodie, sweater, áo khoác,…Đặc trưng của loại chất liệu này là giữ ấm rất tốt và siêu bền, nhưng nếu áo lỡ bị cháy cũng rất đau đầu để chữa. Bạn có thể tham khảo các bước xử lý sau, xem có cải thiện được tình trạng áo không nhé:
Bước 1: Khi áo khoác nỉ bị cháy, bạn mang đi giặt lại và chà, vò thật mạnh lên chỗ cháy. Thực hiện cho đến khi nào bạn nhìn thấy lớp vải bên dưới lớp cháy lộ ra.
Bước 2: Bạn hãy dùng một chiếc kim nhỏ, từ từ móc nhẹ vào lớp vải đó cho tới khi vải áo xù lên một lớp nhung mới.
Bước 3: Tiếp tục, bạn hãy dùng một chiếc khăn thấm nước phủ lên chỗ bị cháy và ủi theo chiều ngược lại của lớp lông.
Bước 4: Cuối cùng, bạn lấy chiếc khăn khô ra và bạn dừng việc ủi là hoàn thành phương pháp này.
Cách chữa quần áo bị cháy dành cho vải lụa
Vải lụa được phái đẹp ưa chuộng vì tính chất mềm, mỏng, nhẹ, mượt mà. Vải lụa được dùng rất nhiều cho các loại trang phục khác nhau, từ thời xưa cho đến hiện đại. Tuy là vậy, loại này cũng thuộc vào những loại vải khó ủi bậc nhất. Nếu bạn không chỉnh đúng nhiệt độ, hay kỹ thuật ủi không quen rất dễ làm cháy quần áo. Đây là một cách chữa quần áo bị cháy dành cho loại vải lụa:
Bước 1: Bạn dùng xút (có tên hóa học là NaOH) hòa cùng với một ít nước.
Bước 2: Tiếp theo, bạn thoa đều hỗn hợp này lên ngay vị trí quần áo bị cháy, giữ yên đó cho đến khi khô.
Bước 3: Cuối cùng, khi vết xút khô lại, chúng sẽ tự động bong ra, những vết bột còn sót lại trên quần áo thì bạn chỉ cần cạo ra là loại bỏ được vết cháy rồi đấy. Bạn giặt lại cho sạch sẽ chiếc áo là xong.
Cách chữa quần áo bị cháy cho chất vải lụa
Cách chữa quần áo bị cháy dành cho vải dày
Vào mùa đông lạnh, những chiếc áo khoác vải dày thường được ưa chuộng. Chúng không nên được ủi quá nhiều vì tránh làm hỏng và làm mòn các sợi vải. Còn nếu như bạn đã lỡ làm cháy một vết be bé rồi thì hãy cùng khắc phục như sau:
Chất vải dày
Bước 1: Bạn chuẩn bị một tờ giấy nhám, sau đó bạn đặt miếng giấy lên chỗ bị cháy của vải.
Bạn lấy giấy nhám rồi đặt lên vết bị cháy trên vải.
Bước 2: Bạn dùng một chiếc bàn chải đánh răng chà lên đó, để loại bỏ vết cháy xém.
Cách chữa quần áo bị cháy dành cho vải là sợi hóa học
Trong thời đại ngày nay, sợi vải hóa học có lẽ là loại vải phổ biến nhất trong ngành hàng thời trang. Nó có giá khá rẻ so với các loại vải khác. Vậy khi ủi đồ bị cháy, chúng ta sẽ xử lý loại vải này như thế nào? Cùng theo dõi các bước sau đây:
Cách chữa quần áo vải hóa học bị cháy
Bước 1: Bạn chuẩn bị một chiếc khăn sạch mềm, hãy thấm ướt chiếc khăn rồi vắt nhẹ nó. Tiếp theo, bạn phủ lên chỗ bị cháy trên áo.
Bước 2: Cuối cùng, bạn dùng bàn ủi, ủi lên chiếc khăn trong ít phút, vết cháy dần dần biết mất là hoàn thành.
Chúng ta không muốn phải vứt bỏ một chiếc áo mới mua, hay chiếc quần yêu thích chỉ vì lỡ ủi cháy xém một ít đúng không nào. Với những cách chữa quần áo bị cháy trên đây, chúng tôi mong rằng bạn sẽ có thể khôi phục lại trạng thái tốt nhất của món đồ mà mình yêu thích. Và nhớ đừng là cháy quần áo nữa nhé!
>>>Tham khảo:
Đánh giá Cách chữa quần áo bị cháy như thế nào hiệu quả