Cách nấu cơm bằng lò vi sóng nở mềm, dẻo, siêu nhanh

Admin
Th 7 06/06/2020
Nội dung bài viết
Ngoài công dụng hâm nóng đồ ăn, rã đông thực phẩm,.. lò vi sóng còn có công dụng mà ít người biết đến đó là chúng có thể nấu cơm. Cùng Khánh Vy Home tìm hiểu cách nấu cơm bằng lò vi sóng nếu chẳng may nồi cơm điện bị hỏng nhé!

Ngoài công dụng hâm nóng đồ ăn, rã đông thực phẩm,.. lò vi sóng còn có công dụng mà ít người biết đến đó là chúng có thể nấu cơm. Thậm chí, nấu cơm bằng lò vi sóng sẽ cho thành phẩm là những hạt cơm mẩy, mềm, không bị nhão quá hoặc không bị khô quá. Bạn đã trải nghiệm bao giờ chưa? Cùng Khánh Vy Home tìm hiểu cách nấu cơm bằng lò vi sóng nếu chẳng may nồi cơm điện bị hỏng nhé!

1. Bí quyết nấu cơm bằng lò vi sóng mềm, dẻo cực ngon

Có thể nghe việc nấu cơm bằng lò vi sóng khiến nhiều người cảm thấy không thích hợp. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm vì chúng nấu được những bát cơm dẻo, thơm cực kỳ. Cùng tham khảo ngay sau đây!

Ngoài công dụng hâm nóng đồ ăn, rã đông thực phẩm,.. lò vi sóng còn có thể nấu cơm

Ngoài công dụng hâm nóng đồ ăn, rã đông thực phẩm,.. lò vi sóng còn có thể nấu cơm

1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gạo ngon (vừa đủ cho số lượng người ăn trong gia đình bạn)
  • 1 hộp có lỗ thông hơi chuyên dụng cho lò vi sóng

1.2. Cách nấu cơm bằng lò vi sóng thơm ngon, mềm dẻo

Bước 1: Vo gạo

Lấy một lượng gạo vừa đủ ăn rồi vo sạch dưới vòi nước lạnh. Nếu như bạn muốn ăn cơm mềm hơn một chút thì có thể ngâm gạo trong khoảng 10 phút. Làm như vậy còn giúp cho hạt gạo nhanh nở và chín đều hơn từ trong ra ngoài khi nấu cơm trong lò vi sóng.

Lấy một lượng gạo đủ ăn cho gia đình rồi vo sạch dưới vòi nước lạnh. Nên vo ít nhất 2 lần để đảm bảo loại bỏ được các tạp chất có trong gạo.

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn cơm mềm hơn sau khi nấu cơm bằng lò vi sóng, bạn có thể ngâm gạo khoảng 10 phút trước khi nấu. Việc làm như vậy sẽ giúp hạt gạo nhanh nở, chín đều từ trong ra ngoài.

Đừng quên rằng sau khi vo hoặc ngâm gạo xong, hãy lắc nhẹ rá gạo để chúng ráo nước.

Bước 2: Cho gạo vào hộp chuyên dụng

Sau khi được làm sạch và ráo nước hoàn toàn, bạn cho gạo vào hộp lỗ thông hơi chuyên dụng cho lò vi sóng. Lưu ý lựa chọn hộp (hoặc bát) đựng gạo có kích thước lớn, ít nhất chứa đủ lượng cơm bạn nấu khi cơm nở ra hoàn toàn

Cho một lượng nước vào hộp gạo sao cho mực nước sẽ cao hơn gạo khoảng 1,5cm. Lượng nước này cũng sẽ tùy vào loại gạo mà gia đình bạn sử dụng để nấu cơm.

Lưu ý lựa chọn hộp (hoặc bát) đựng gạo có kích thước lớn, ít nhất chứa đủ lượng cơm bạn nấu khi cơm nở ra hoàn toàn

Lưu ý lựa chọn hộp (hoặc bát) đựng gạo có kích thước lớn, ít nhất chứa đủ lượng cơm bạn nấu khi cơm nở ra hoàn toàn

Ví dụ đối với gạo đã ngâm, bạn nên cho lượng nước ít hơn một chút. Và ngược lại, cho nước nhiều hơn một chút nếu đó là gạo khô. Hãy linh hoạt thêm bớt lượng nước cho phù hợp nhé.

Bước 3: Cho hộp gạo vào trong lò vi sóng

Cho hộp lỗ thông hơi chuyên dụng có chứa gạo vào trong lò vi sóng. Để mức nhiệt độ cao nhất trong khoảng 10 phút.

Lưu ý: Đối với nấu cơm bằng lò vi sóng, bạn không nên đậy nắp hộp vì khi nấu cơm thì nước sẽ sôi rất mạnh và tạo nhiều bọt khí. Nếu như bạn đậy kín nắp hộp thì sẽ không tránh khỏi tình trạng bị trào nước cơm ra ngoài. Khi đó, món cơm trong lò vi sóng của bạn sẽ thất bại.

Bước 4: Điều chỉnh nhiệt độ xuống thấp

Sau khi lò vi sóng quay hết 10 phút thì bạn cần giảm nhiệt độ của lò vi sóng xuống mức thấp trong vòng 10 phút.

Tại bước này, chúng ta cũng không cần phải đậy nắp để giữ nhiệt giúp cơm chín. Bởi vì hơi nước cũng không thể thoát ra ngoài khi cửa lò vi sóng đang đóng. Nếu đậy nắp ngược lại có thể khiến cho nước ở trên nắp rơi xuống làm cơm bị nhão.

Bước 5: Thành phẩm nấu cơm bằng lò vi sóng

Sau 10 phút thì món cơm trong lò vi sóng sẽ chín. Dùng dĩa hoặc muỗng để xới đều cơm để tạo độ tơi xốp, để nguyên trong lò vi sóng 5 phút rồi mới được đem ra thưởng thức. Như vậy cơm sẽ không bị bết dính mà lại dẻo ngon.

Thành phẩm là những bát cơm thơm ngon, dẻo và không bị nhão

Thành phẩm là những bát cơm thơm ngon, dẻo và không bị nhão

Như vậy là chúng ta đã có ngay những bát cơm dẻo và thơm ngon cho bữa cơm của gia đình vào những ngày nồi cơm điện bị hỏng rồi.

Bạn cũng có thể tham khảo một số gợi ý về thời gian nấu cơm trong lò vi sóng công suất 700W.

  • 100g gạo, nấu trong 9 phút.
  • 150g gạo, nấu trong 12 phút.
  • 250g gạo, nấu trong 16 phút.
  • 300g gạo, nấu trong 20 phút.

Vẫn chia ra làm 2 lần nấu, 1 lần nấu với nhiệt cao, 1 lần nấu với nhiệt thấp để cơm được chín đều nhé!

Lưu ý: Nhiều người có thói quen sử dụng gạo lứt để thay thế loại gạo thông thường. Đối với loại gạo này, 250g gạo thì cần gấp 3 lượng nước và nấu trong vòng 25 phút mới có thể cho ra thành phẩm hoàn hảo.

2. Một vài lưu ý khi tìm hiểu cách nấu cơm bằng lò vi sóng

  • Bát đựng gạo cần có kích thước lớn đủ để chứa khi gạo nở thành cơm. Tốt nhất là phải gấp 4 lần so với lượng nước và gạo chứa trong đó.
  • Lựa chọn loại bát đựng có chất liệu sử dụng được trong lò vi sóng, hoặc loại hộp chuyên dụng để tránh bị vỡ (thủy tinh) hay chảy (nhựa) khi đang sử dụng.
  • Không nên đậy kín bát trong lò vi sóng bởi áp lực sẽ được hình thành và có thể gây nổ gây nguy hiểm cho bạn
  • Không nên để gạo đã rửa sạch ở nhiệt độ phòng trong hơn 1 giờ đồng hồ. Gạo chưa nấu có thể chứa bào tử của Bacillus cereus( một loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm). Dù sau đó cơm được nấu chín, vi khuẩn vẫn có thể còn tồn tại. Sau đó, nếu cơm vẫn giữ ở nhiệt độ phòng, bào tử sẽ nảy mầm thành vi khuẩn. Những loại vi khuẩn này sẽ nảy nở và sinh ra chất độc, gây các triệu chứng ói mửa hoặc tiêu chảy. Việc hâm lại cơm sẽ không loại thải được các chất độc này.
  • Khi vo gạo thì bạn cần lưu ý là không nên vo quá nhiều lần hoặc chà xát quá mạnh. Điều này sẽ khiến hạt gạo dễ bị vỡ nát và khó có thể giữ nguyên được chất dinh dưỡng ở lớp vỏ của gạo.
  • Chỉ nên khuấy cơm, đảo đều khi cơm đã chín. Tránh việc đảo cơm thường xuyên ở mỗi lần nghỉ.
  • Thời gian nấu cơm sẽ có sự khác biệt khi chúng ta nấu bằng những loại gạo khác nhau. Nếu như bạn nào nấu cơm gạo lứt thì thời gian sẽ lâu hơn so với việc nấu bằng gạo trắng. Tương tự, nếu như nấu gạo tẻ, gạo nếp đã ngâm qua đêm thì thời gian sẽ ngắn hơn so với gạo trắng thông thường
  • Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể thêm gia vị cho món cơm của mình ngay cả khi nấu bằng lò vi sóng. Chẳng hạn như thêm bơ, muối tiêu để cho món cơm thêm phần hấp dẫn. Thậm chí, chúng ta cũng có thể thay thế nước lọc bằng nước xương, nước rau củ để nấu cơm.

Với một số chia sẻ về cách nấu cơm bằng lò vi sóng trên đây, hy vọng rằng bạn đã có thể tận dụng thêm được một tiện ích thông minh đối với chiếc lò vi sóng của mình. Đừng quên rằng Khánh Vy Home không chỉ cung cấp cho bạn những tin tức hữu ích mà chúng tôi còn là địa chỉ cung cấp rất nhiều thiết bị gia dụng nhà bếp, máy móc hiện đại phục vụ cho gia đình. Bạn cũng có thể đến với địa chỉ này để tìm được cho mình một sản phẩm đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng.

Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào có thể liên hệ trực tiếp với Khánh Vy Home để được hỗ trợ một cách chi tiết và nhanh chóng nhất. Cảm ơn các bạn!

Đánh giá Cách nấu cơm bằng lò vi sóng nở mềm, dẻo, siêu nhanh

Xin chia sẻ cảm nhận của bạn về bài viết

Viết bình luận



Nội dung bài viết
So sánh (0)
Thu gọn
Đóng
Bếp điện từ Bếp Gas Máy hút mùi Máy lọc không khí Chậu rửa chén Vòi rửa chén Lò vi sóng Lò nướng Máy rửa chén Máy hút bụi Máy lọc nước Máy nước nóng Quạt trần Máy làm mát Phụ kiện tủ bếp Phụ kiện tủ quần áo Thiết bị phòng tắm Khóa điện tử Két sắt Máy giặt Máy sấy Phụ kiện đồ gỗ Phụ kiện nhôm kính Máy hút mùi Bàn cầu Chậu lavabo Vòi lavabo Tủ lavabo Sen tắm Gương phòng tắm
Xem tất cả nhóm hàng